BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Đã có rất nhiều bài báo đưa tin về số vụ tai nạn hàng hải tăng đột biến, các container trị giá hàng chục triệu USD chìm nghỉm dưới đáy đại dương, số liệu thống kê cho thấy ngành vận tải đường biển đang ghi nhận số container bị rơi tăng mạnh trong 9 năm trở lại đây.

Có rất nhiều lí do khiến cho các container bị hư hại hoặc rơi xuống đại dương như ảnh hưởng bởi thời tiết, an toàn về trọng lượng của tàu, cháy nổ, tàu bị mắc cạn hoặc bị đắm, lật úp… Chính vì thế, ngày nay các chủ hàng thường mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa để tăng cường bảo vệ hàng hóa của họ.

Vậy bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là gì, có bao nhiêu loại bảo hiểm, các Doanh nghiệp cần lưu ý gì cũng như nên chọn loại bảo hiểm nào là phù hợp với nhu cầu của mình, hãy cùng A.N.T Shipping tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nhé!

BẢO HIỂM HÀNG HÓA LÀ GÌ?

Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.

Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển. Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn xảy ra các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra.

BẢO HIỂM THEO ĐIỀU KIỆN LOẠI A,B,C

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta được Bộ Tài chính ban hành và quy định rất rõ ràng theo bản “Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1990” Quy tắc này được thành lập dựa trên điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành ICC 1/1982. Bao gồm:

Điều kiện bảo hiểm A – Institute cargo clauses A (ICC-A)

Điều kiện bảo hiểm B – Institute cargo clauses A (ICC-B)

Điều kiện bảo hiểm C – Institute cargo clauses A (ICC-C)

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐỀN BÙ CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA THEO ĐIỀU KIỆN A,B,C

Về cơ bản khi mua ba loại bảo hiểm này, người được bảo hiểm sẽ được đền bù tổn thất do những nguyên nhân có khả năng xảy ra cao khi vận chuyển bằng đường biển như cháy, nổ, va chạm đá ngầm động đất, phương tiện đường biển va chạm vào nhau… Cụ thể như sau:

Những nguyên nhân gián tiếpLoại ALoại BLoại C
Cháy hoặc nổXXX
Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạnXXX
Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh
(trên biển hoặc trên bờ)
XXX
Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lât úpXXX
Tàu đâm va vào nhau hoặc đâm phải bất cứ vật gì không
phải nước.
XXX
Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ bị lật đổ hoặc
trật bánh.
XXX
Những nguyên nhân trực tiếp tác động đến hàngLoại ALoại BLoại C
Ném hàng ra khỏi tàu (vứt hàng xuống biển)XXX
Hy sinh tổn thất chungXXX
Hàng hóa bị mất mát do tàu bị mất tích
(không phải do cướp biển)
XXX
Nước cuốn trôi khỏi tàuXX 
Nước biển, sông, hồ chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, nơi
chứa hàng (không phải nước mưa)
XX 
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong khi
xếp hoặc dỡ hàng.
XX 
Manh động – hành động phá hoại của thủy thủ đoànX  
Cướp biểnX  
Các rủi ro phụ:X  
– Mất trộm, Mất cắp…X  
– Hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi…X  
– Không giao hàng, thiếu hàng…X  
– Và tất cả các rủi ro khác…X  

CẦN LƯU Ý KHI MUA BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN LÀ GÌ?

Mặc dù người được bảo hiểm sẽ nhận được đền bù khi có tổn thất xảy ra nhưng trong điều kiện bảo hiểm hàng hóa A,B,C cũng quy định rất rõ về 7 trường hợp chung không nhận được đền bù, cụ thể như sau:

– Đối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trong lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường.

– Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng được bảo hiểm.

– Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm

– Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đói tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp

– Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra

– Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người điều hành tàu.

– Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến trang gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhận hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.

TỔNG KẾT LẠI BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các Doanh nghiệp Việt Nam, hy vọng các Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là như thế nào. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho các Doanh nghiệp trong việc hạn chế những sai sót khi chọn mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Thông tin liên hệ:

Aidan – Sales Executive

Cellphone: 0347 993 617

Email: sales1@antshipping.com.vn

Website: www.antshipping.com.vn

Fanpage: Cước vận chuyển quốc tế

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG TRUNG QUỐC

QUY TRÌNH XIN CẤP CO FORM E

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC

QUY TRÌNH XIN CẤP CO FORM EUR. 1

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *