Thủ Tục Nhập Khẩu Dầu Thực Vật về Việt Nam

Tôi là doanh nghiệp mới thành lập và đang có nhu cầu nhập khẩu dầu ăn thực vật ( dầu hướng dương, dầu nành) về nước để kinh doanh, tuy nhiên công ty tôi vẫn chưa nắm rõ được các bước và quy trình cũng như thông tin cơ bản để nhập khẩu hàng hóa về nước. rất mong tất cả mọi người giải đáp những thắc mắc trên để chúng tôi có thể hoàn thiện việc nhập khẩu. Xin cảm ơn!

Chào bạn !

Nhập khẩu dầu ăn thực vật đặt biệt là dầu nành hay dầu hướng dương ( thị trường Nga, Ukeraine ),dầu cọ ( thị trường Pasir Gudang, Malaysia) là một trong những câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp đặt ra. Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc ấy qua bài viết dưới đây.
Để trả lời câu hỏi trên thì đứng trên gốc độ bạn là 1doanh nghiệp mới bạn cần chuẩn bị kỹ các bước sau:

tongcuchaiquan.com.vn


Bước 1: Công bố sản phẩm dầu ăn nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường ( tức là tự công bố sản phẩm như: Tên sp, chất lượng, thành phần, nhà xuất khẩu ..vv) vì đây là sản phẩm dành cho người nên doanh nghiệp cần đưa chính xác các thông tin về sản phẩm để cơ quan nhà nước là Ban An Toàn Y tế để quản lý ( nếu bạn ở HCM thì đó là ban an toàn y tế thành phố HCM, còn bạn ở tỉnh khác thì do tỉnh quản lý.)
• Để thực hiện được bước này thì bạn cần chuẩn bị mẫu sản phẩm, gửi mẫu đến trung tâm test, trung tâm sẽ test sản phẩm của bạn theo TCVN ( ví dụ như test độ béo, amin, axit, kim loại..) theo đúng với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thời gian test là 7 đến 8 ngày làm việc hoặc có thể lâu hơn.
• Chi phí cho mỗi lần test như vậy khoản 2 triệu đến 2 triệu 500k/Sp.
• Lưu ý: các trung tâm test mẫu phải được sự cho phép và cấp phép bởi Bộ Y Tế.


Bước 2: Sau khi hoàn thành được bước 1 và tập hợp các chứng từ ở bước 1 thì doanh nghiệp bạn chuyển tới bước 2 là tiếp tục nộp hồ sơ đến với cơ quan quản lý của bộ Y tế.
• Điều cần lưu ý ở đây là doanh nghiệp bạn thành lập ở đâu thì cơ quan quản lý ở đó sẽ quản lý hồ sơ tự công bố của bạn ( ví dụ bạn ở HCM thì do ban an toàn y tế Tp HCm quản lý, còn bạn ở Tỉnh thì do tỉnh quản lý..) cần chú ý để nộp hồ sơ cho chính xác.
• Hồ sơ nộp cho ban an toàn y tế gồm : kết quả test theo TCVN, nhãn phụ sản phẩm, hình ảnh sản phẩm.

Bước 3: Khi bạn đã nộp hồ sơ lên ban an toàn y tế rồi thì trong thời gian 3 ngày làm việc, ban an toàn y tế sẽ cập nhập thông tin sản phẩm, tên công ty của bạn lên trang web của cơ quan, việc này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đã được phép nhập khẩu sản phẩm dầu thực vật về Việt Nam và được lưu hành tại thị trường Việt Nam và không cần phải sợ ban quản lý thị trường kiểm tra sp của mình nữa.
Chú ý: đối với dầu ăn nhập khẩu dạng chai dùng cho gia đình từ 1 lít đến 5 lít thì bắt buộc doanh nghiệp khi công bố thông tin sản phẩm phải có Vitamin A ( tối thiểu là 2.75mg/100g) đây cũng là cái khó của các doanh nghiệp nhập khẩu dầu ăn hiện tại. Doanh nghiệp bạn cần chú ý nhé.


Bước 4: Tự Tin ký hợp đồng và cho hàng về Việt Nam ( những thông tin phía trên doanh nghiệp bạn đã thật sự hiểu hết chưa ? )

tongcuchaiquan.com.vn

Bước 5: khi hàng cập cảng thì bạn tiến hành làm Thủ tục hải quan tại cảng.
Ở khâu này bạn cần chuẩn bị các hồ sơ thông quan như sau:
• Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu ( ở khâu này bạn làm hồ sơ gửi các trung tâm có thể ra chứng thư và công chất lượng cho hàng nhập khẩu được bộ y tế cho phép.)
• Tờ Khai hải quan điện tử
• Invoice, packing list, chứng nhận xuất xứ Form D.( nếu nhập từ các nước ASIAN)
• Bill Of Lading
• COA nếu hải quan cần
• Bộ hồ sơ tự công bố.
Tất cả hồ sơ nộp cho hải quan tại nơi hàng về, hồ sơ kiểm tra thông tin chính xác như những gì khai báo thì hồ sơ nhập khẩu dầu thực vật của bạn sẽ được thông quan và bạn sẽ kéo hàng về kho mà không lo vướn mắc gì cả.

Tongcuchaiquan.com.vn


Bước 6: các nghị định cần tham khảo để thực hiện các bước nhập khẩu đầu ăn thực vật vào Việt Nam : nghị định 15/2018 NĐ-CP ( nghị định về tự công bố sản phẩm ) luật an toàn thực phẩm và phần cuối cùng không kém để biết được sản phẩm bạn nhập khẩu về có cạnh tranh với đối thủ hay không thì bạn nên kiểm tra các chi phí như sau:
Thứ nhất cần xét về thuế Nhập khẩu và VAT cần đóng : Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào Hs code và nước nhập khẩu mà bạn đang mua, ví dụ : đối với dầu thực vật nói chung thì có hs code dầu ăn là : 15119036
Với Hs code của dầu cọ thì ta có thể tra được thuế nhập khẩu của mặt hàng này là 0% ( nếu nhập khẩu ở các nước Asian, sử dụng C.o Form D) thuế Vat là 10%.
Thứ 2 là chi phí vận chuyển : để tiết kiệm chi phí tốt nhất thì doanh nghiệp bạn nên sử dụng một dịch vụ tốt nhất và đã từng làm qua mặt hàng nhập khẩu dầu thực vật này rồi, thì bạn sẽ yên tâm hơn về thủ tục cũng như là chi phí. Về vấn đề đàm phán với đối tác nước ngoài, tôi sẽ khuyên bạn nên mua hàng với giá FOB tại cảng người bán, để mình chủ động trong vấn đề đặt lịch tàu, và giảm nhiều rủi ro trong khâu thanh toán. Doanh nghiệp đừng suy nghĩ mua giá CFR là tốt, vì nó chỉ đúng trong vài trường hợp mà thôi.
Hy vọng qua bài này mình có thể giúp được các doanh nghiệp có cái nhìn cơ bản hơn trong vấn đề nhập khẩu dầu ăn, dầu cọ,dầu hướng dương.. hay nói chung là dầu thực vật, bạn cũng có thể áp dụng thủ tục này cho các mặt hàng nhập khẩu tương tự như thực phẩm, bao bì đựng thực phẩm…vv.
Thân.

SHARE IS GIVING.
Phone numbers: 0938244404 ( zalo, wechat, whatsApp,. ).
Có thể bạn quan tâm

  1. Thủ Tục Nhập Khẩu cáp điện
  2. Thủ Tục Nhập khẩu thịt đông lạnh
  3. Thủ tục nhập khẩu dừa khô
  4. Thủ tục nhập khẩu trái cây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *