Trong 30 năm qua, hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc luôn được củng cố và phát triển trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.
Từ đó Hiệp định thương mại hàng hóa Asean và Trung Quốc (ACFTA) đã được ký kết, qua bài viết này A.N.T Shipping sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lí do, mục đích của việc ACFTA được hình thành như thế nào nhé!
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC (ACFTA) LÀ GÌ?
ACFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN-China Free Trade Area, Hiệp định ACFTA được ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào.
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC (ACFTA) LÀ GÌ?
Hiệp định này có phần nội dung cơ bản nhất là cam kết loại bỏ thuế quan và quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi, với mục tiêu hướng tới tăng cường các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ 21 và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực ASEAN và Trung Quốc.
MỤC TIÊU CỦA HIỆP ĐỊNH
Mục tiêu của ACFTA hướng đến hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc.
Mục tiêu của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN vàTrung Quốc (ACFTA)
- Mục tiêu đầu tiên của Hiệp định là tăng cường hợp tác và mở rộng kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các nước trong ASEAN và Trung Quốc.
- Tích cực tự do xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, tạo ra các cơ chế đầu tư thông thoáng, rõ ràng giữa các thành viên tham gia ACFTA.
- Khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập thêm các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên ASEAN và tạo nhịp cầu giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên tham gia.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TẠI THỜI ĐIỂM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ACFTA
Cơ hội của Việt Nam khi tham gia vào Hiệp định ACFTA
Khi tham gia Hiệp định này, cơ hội dành cho Việt Nam khá nhiều. Việt Nam sẽ đẩy nhanh tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách các hệ thống thương mại và pháp lý cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Hiệp định ACFTA được kỳ vọng tạo “cú huých” cho nông sản Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cơ hội đối với Việt Nam tại thời điểm tham gia hiệp định ACFTA
Thứ nhất, theo Hiệp định ACFTA, Trung Quốc xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm 2011, sau đó Trung Quốc cắt giảm về 5% – 50% vào năm 2018 và Có đến gần 8.000 dòng sản phẩm được giảm thuế về 0%.
Thứ hai, Trung Quốc đang tăng cường, khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, đặc biệt có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh như nông – lâm – thủy sản.
Thứ ba, ACFTA giúp ổn định thương mại biên giới, giảm buôn lậu và gian lận thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Thứ tư, ACFTA thúc đẩy sự gia tăng cả xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như phát triển mạnh mẽ thương mại song phương Việt Nam và Trung Quốc
Thứ năm, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu rẻ hơn từ Trung Quốc và xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
Thách thức của Việt Nam khi tham gia vào Hiệp định này
Không nghi ngờ gì về lợi ích khi Việt Nam tham gia ACFTA, tuy nhiên, thách trước mắt cho Việt Nam là khá lớn.
Thứ nhất, Việt Nam sẽ nhận được sự thâm nhập và sức ép chiếm lĩnh thị trường từ Trung Quốc trong những năm tới. Khoảng 70-80% cửa hàng giày dép ở đây bán hàng lậu từ Trung Quốc, gây thiệt hại nặng nề cho việc sản xuất giày dép trong nước.
Những thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định ACFTA
Thứ hai, So sánh với các nước ASEAN, cơ cấu xuất khẩu, thương mại của Việt Nam còn rất lạc hậu và GDP cũng chưa đạt tới mức độ trung bình. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc cũng mới chỉ ở dạng thô nhưng lại nhập về chủ yếu các mặt hàng chế biến. Vì vậy, trong mối quan hệ thương mại với nước bạn, Việt Nam vẫn còn ở thế thụ động.
Thứ ba, Việc tận dụng ưu đãi từ ACFTA được đánh giá vẫn còn hạn chế. Hiện chỉ có khoảng 1/3 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc được hưởng mức thuế ưu đãi nhờ tận dụng được quy định xuất xứ.
Các doanh nghiệp Việt muốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu; cập nhật thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu cũng như những quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
1. Chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có năng lực cạnh tranh với Trung Quốc.
– Nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh, kĩ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu và nới lỏng các hàng ràothuế quan.
– Tạo điều kiện cho các doạn nghiệp xuất khẩu nông sản thâm nhập vào thị trường thế giới.
– Nghiên cứu thay đổi bao bì, hình thức sản xuất xuất khẩu theo hướng đa dạng, nhận diện được thương hiệu sản phẩm song vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm mà tối đa hóa chi phí.
2. Xúc tiến thương mại.
– Các cơ quan quản lí cần nhạy bén, nắm bắt những thay đổi để có những giải pháp thích hợp.
– Tổ chức các hoạt động giao lưu, các kênh thông tin, trao đổi giữa các doanh nghiệp hai nước.
– Các doanh nghiệp nên chủ động tìm tòi, sáng tạo, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh.
3. Phát huy lợi thế về vị trí địa lí, thời tiết để sản xuất sản phẩm, trở thành đầu cầu của Trung Quốc tại ASEAN.
4. Tích cực hợp tác với các nước thành viên trong ASEAN để nhất thể hóa thị trường khu vực.
TỔNG KẾT LẠI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN và TRUNG QUỐC (ACFTA)
Như vậy, việc ký kết Hiệp định này đã mang lại rất nhiều cơ hội mới cho các nước trong khu vực Asean nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, nhưng bên cạnh đó cũng đi kèm theo những thách thức với chúng ta, tuy nhiên chính vì những thách thức ấy sẽ thúc đẩy nhanh chóng đổi mới công nghệ và nâng cao nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm. Giúp tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Sau bài viết này, hi vọng các Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN và TRUNG QUỐC (ACFTA) mà chúng tôi đã chia sẻ. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho các Doanh nghiệp trong việc tìm hiểu về thị trường xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nếu bạn có những thắc mắc gì về các quy định giữa Việt Nam và Trung Quốc thì có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé.
Thông tin liên hệ:
Aidan – Sales Executive
Cellphone: 0347 993 617
Email: sales1@antshipping.com.vn
Website: www.antshipping.com.vn
Fanpage: Cước vận chuyển quốc tế
Xem thêm các bài viết liên quan khác:
CƯỚC VẬN CHUYỂN TỪ NHẬT BẢN VỀ VIỆT NAM
LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG TRUNG QUỐC