LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG TRUNG QUỐC

Lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc
LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG TRUNG QUỐC

Trung Quốc là nền kinh tế có tổng quy mô GDP lớn thứ hai trên thế giới, cũng là thị trường mà Việt Nam đang nhắm đến để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của đất nước. Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn nhất Việt Nam. Nhất là sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN và TRUNG QUỐC (ACFTA) được ký kết. Từ đó các Doanh nghiệp tại Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi khi xuất khẩu vào Trung Quốc.

Vậy khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc cần nắm rõ về thủ tục, các quy định, chứng từ, cước vận chuyển như thế nào? Sau bài viết này của A.N.T Shipping sẽ giúp các Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.

TRUNG QUỐC LÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT/NHẬP KHẨU LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM

Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có tỷ trọng lớn như nông sản, gỗ, sắn và sản phẩm sắn, cao su, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện…

Trước kia, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc không mấy khó khăn, nhưng năm nay mọi việc đã khác, nước bạn xây dựng hàng rào kỹ thuật cao, đòi hỏi chất lượng khắt khe hơn cho từng loại hàng khác nhau…

Vậy cho nên điều này một phần làm ảnh hưởng đến các Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xuất khẩu hàng sang thị thường lớn mạnh như Trung Quốc nếu chúng ta không nắm rõ các quy định và nguyên tắc của nước bạn.

TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CÓ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CẦN LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG TRUNG QUỐC

  • Nếu là hàng thực phẩm, người xuất khẩu/nhập khẩu tại Trung Quốc phải có mã USCI mới có thể xuất/nhập hàng hóa.
  • Kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa nhập khẩu vào thời điểm mùa đông, mùa xuân (đối với hàng nông sản)
  • Hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có nhãn mác
  • Dựa vào Hs code của hàng hoá để kiểm tra thuế nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc là bao nhiêu phần trăm
  • Đối với thị trường Trung Quốc việc cung cấp các chứng chỉ về an toàn sức khỏe, nguồn gốc xuất xứ rất quan trọng. Một số ví dụ như: Hàng nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…
  • Hiện tại Việt Nam đã ký hiệp định ACFTA với Trung Quốc, thế nên việc các Doanh nghiệp Việt Nam có thể xin cấp C/O form E để được hưởng ưu đãi thuế.

NHỮNG CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU CƠ BẢN KHI XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC

Cũng tương tự như các chứng từ xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài khác. Bộ chứng từ khi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc gồm có những giấy tờ, thủ tục như:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai Hải quan (Customs Declaration)
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O Form E)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate) (đối với hàng nông sản, thực phẩm)

Xin Giấy chứng nhận xuất xứ CO form E đi Trung Quốc

Thời gian có được CO form E bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ, việc cấp CO form E sẽ diễn ra suôn sẻ khi Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các chứng từ cũng như mọi thông tin là chính xác.

Thêm một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc như sau:

  1. Về chất lượng và đóng gói bao bì nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

– Đối với các cơ sở sản xuất gia công, chế biến sản phẩm thủy sản ướp đá, hoa quả và các mặt hàng nông sản: đảm bảo bao gói, nhãn mác hàng hóa, dùng mã QR để truy xuất lô hàng và nguồn gốc xuất xứ.

– Không trà trộn hàng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

– Chỉ xuất khẩu 13 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: Tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, chanh dây và sầu riêng.

2. Về kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa nhập khẩu vào thời điểm mùa đông, mùa xuân

– Phía Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong container thường.

– Việc kiểm tra, khử trùng phòng dịch đối với container hàng hóa đông lạnh vẫn thực hiện theo “Phương án khử trùng phòng dịch toàn bộ đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu” tại thông báo số 103/2020 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

3. Tránh bị cảnh báo về chất lượng

– Các lỗi bị cảnh báo gồm: Chất lượng, ATVSTP (sử dụng phụ gia thực phẩm vượt ngưỡng cho phép; nấm mốc; vi khuẩn gây bệnh)

-Tem nhãn bao bì hàng hóa không đáp ứng quy định, yêu cầu nhập khẩu…

-Hồ sơ kèm theo hàng hóa (thiếu chứng nhận hàng hóa; hàng hóa không đúng với chứng nhận/chứng thư; hàng hóa chưa được phép nhập khẩu)

Để cạnh tranh, hàng hoá Việt Nam cần phát huy lợi thế (vị trí địa lý; giá thành sản xuất, vận tải; các sản phẩm nhiệt đới…) của Việt Nam để khai thác và đáp ứng tối đa tiềm năng, nhu cầu to lớn của thị trường Trung Quốc.

TỔNG KẾT LẠI VỀ LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG TRUNG QUỐC

Đó là tất cả những lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các Doanh nghiệp Việt Nam, hy vọng các Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về việc xuất khẩu hàng hóa sẽ có những lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho các Doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường lớn mạnh này.

A.N.T Shipping sẽ hỗ trợ quý Doanh nghiệp về các vấn đề vận chuyển, thủ tục hải quản, các giấy tờ chứng nhận để xuất khẩu hàng hóa vào bất kì thị trường nào mà Doanh nghiệp đang hợp tác. Chúng tôi khẳng định sẽ vận chuyển hàng của khách hàng được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng với chi phí hợp lí để tránh phát sinh những chi phí không đáng có.

Thông tin liên hệ:

Aidan – Sales Executive

Cellphone: 0347 993 617

Email: sales1@antshipping.com.vn

Website: www.antshipping.com.vn

Fanpage: Cước vận chuyển quốc tế

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

CƯỚC VẬN CHUYỂN TỪ NHẬT BẢN VỀ VIỆT NAM

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC

QUY TRÌNH XIN CẤP CO FORM E

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *