QUY TRÌNH XIN CẤP CO FORM E

QUY TRÌNH XIN CẤP CO FORM E

Quy trình xin cấp CO form E từ lâu đã không còn xa lại với các Doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á cũng như là Trung Quốc. Nhưng hiện nay vẫn còn một số lưu ý mà các Doanh nghiệp cần nắm rõ trong quy trình xin cấp CO form E.

Mục đích của mẫu CO form E hợp lệ là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa, từ đó mà xem lô hàng có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không (thường được giảm thuế). Cụ thể mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng loại hàng cụ thể, căn cứ vào mã HS Code. Vậy CO form E là gì và quy trình xin cấp CO form E ra sao, các Doanh nghiệp hãy cùng A.N.T Shipping tìm hiểu nhé!

C/O FORM E LÀ GÌ?

CO (Certificate of Origin) form E là mẫu giấy được chứng nhận xuất xứ của Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean và Trung Quốc (ACFTA) và được quy định theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT. Đây là Giấy chứng nhận xuất xứ và áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa ASEAN và TRUNG QUỐC.

CÁC BƯỚC KÊ KHAI CO FORM E

C/O form E phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O form E cụ thể như sau:

  1. Ô trên cùng bên phải “Reference No.” ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi) Số tham chiếu gồm 16 ký tự ví dụ như: VN-CN 19/02/00008. Hiểu một cách đơn giản số này là số CO.
  2. Ô số 1: Ghi tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Nước thành viên xuất khẩu (Việt Nam).
  3. Ô số 2: Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Nước thành viên nhập khẩu.
  4. Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
  5. Ô số 4: Để trống.

6. Ô số 5: Số thứ tự các mặt hàng.

7. Ô số 6: Ký hiệu, số kiện hàng.

8. Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS ở cấp độ 6 số).

9. Ô số 8: Ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa: “WO, PE, RVC %, CTH hoặc PSR”

10. Ô số 9: Ghi trọng lượng cả bao bì hoặc trọng lượng tịnh hoặc đơn vị đo lường khác và trị giá FOB chỉ ghi trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC.

11. Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại được phát cho lô hàng nhập khẩu vào Nước thành viên nhập khẩu.

12. Ô số 11:

– Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa, nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng ra hàng hóa.

– Dòng thứ hai ghi tên Nước thành viên nhập khẩu.

– Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: Dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

14. Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó

– Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy

– Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.

– Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng.

– Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp CO.

SAU KHI ĐÃ KÊ KHAI XONG HÀNG HOÁ BƯỚC TIẾP THEO CÁC DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI XIN CẤP CO FORM E NHƯ SAU:

Cách 1: Quy trình xin cấp CO form E tại Bộ Công thương

  • Hồ sơ xin cấp CO  form E gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp C/O
  • Mẫu C/O đã được khai báo hoàn chỉnh
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bảng giải trình Quy trình sản xuất (đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O)
  • Bill of Lading

Cách 2: Quy trình xin cấp CO form E trên hệ thống ECOSSY

Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lần đầu qua hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn/ hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của tổ chức cấp CO.

Bước 2: Doanh nghiệp đính kèm hồ sơ đề nghị cấp CO tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn/ hoặc nộp trực tiếp hồ sơ dề nghị CO tại trụ sở của Tổ chức cấp CO nơi doanh nghiệp đăng ký hồ sơ thương nhân, hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp CO nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể

Bước 4: Cán bộ ký duyệt CO

Bước 5: CO được đóng dấu và trả CO hợp lệ cho Doanh nghiệp đã xin cấp.

THỜI HẠN CẤP CO FORM E

  • Thời hạn cấp CO form E không quá ba ngày làm việc từ thời điểm người đề nghị cấp CO nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
  • Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp CO form E cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra các chứng từ hồ sơ là chưa đủ hoặc phát hiện ra một số dấu hiệu vi phạm phát luật. Sau đó kết quả sẽ được ghi trên biên bản, biên bản này sẽ được cán bộ kiểm tra và người đề nghị cấp CO ký xác nhận. Nếu người đề nghị cấp CO không ký vào biên bản thì cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận. Thời hạn cấp CO form E cho trường hợp này không quá năm ngày làm việc kể từ ngày người nộp hồ sơ dầy đủ và hợp lệ.
  • Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của nhà xuất khẩu.

TỪ CHỐI CẤP CO FORM E KHI NÀO?

Tổ chức cấp CO form E có quyền từ chối cấp CO form E như sau:

  1. Khi doanh nghiệp chưa thực hiện việc đăng ký  hồ sơ thương nhân
  2. Bộ hồ sơ xin cấp CO chưa chính xác, không đầy đủ thông tin như quy định
  3. Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung
  4. Xuất trình bộ hồ sơ xin cấp CO không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân
  5. CO form E được viết bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ, hoặc in bằng nhiều màu mực khác nhau
  6. Hàng hóa không đáp ứng được tiêu chuẩn của xuất xứ hoặc không xác định được chính xác xuất xứ của hàng hóa
  7. Có bằng chứng hợp pháp chứng minh sản phẩm đó không có xuất xứ từ ACFTA hoặc người đề nghị cấp CO có giấu hiệu gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH XIN CẤP CO FORM E

  • Xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương
  • Các thông tin trên CO form E phải phù hợp với chứng từ kèm theo
  • Để nhận được ưu đãi đặc biệt theo hiệp định hàng hoá ASEAN và TRUNG QUỐC, thì người nhập khẩu cần nộp CO form E bản gốc
  • Theo quy định, người đứng tên ở ô số 1 của CO form E là đơn vị sản xuất, tuy nhiên nếu trường hợp không phải là người xuất khẩu thì ô “Third party invoicing” phải được đánh dấu (tại ô số 7), nếu không đánh dấu thì CO khi về đến Việt Nam sẽ bị hải quan bác bỏ.

TỔNG KẾT LẠI VỀ QUY TRÌNH XIN CẤP CO FORM E

Đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các Doanh nghiệp Việt Nam về quy trình xin cấp CO form E, hy vọng các Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này giữa ASEAN và TRUNG QUỐC là như thế nào. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho các Doanh nghiệp trong việc hạn chế những sai sót khi làm các giấy tờ quan trong khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, A.N.T Shipping chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm về quy trình xin cấp CO form E cũng như về lĩnh vực dịch vụ thủ tục hải quan, xin cấp CO các form như EUR.1, E, D, B… Chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ các Doanh nghiệp đăng ký CO trong thời gian ngắn nhất với chi phí phù hợp nhất. Từ đó hạn chế được nhiều rủi ro cũng như tiết kiệm thời gian cho các Doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Aidan – Sales Executive

Cellphone: 0347 993 617

Email: sales1@antshipping.com.vn

Website: www.antshipping.com.vn

Fanpage: Cước vận chuyển quốc tế

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

CƯỚC VẬN CHUYỂN TỪ NHẬT BẢN VỀ VIỆT NAM

LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG TRUNG QUỐC

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *