THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỖ MERANTI VỀ VIỆT NAM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỖ MERANTI VỀ VIỆT NAM

Loại gỗ Meranti này chủ yếu được xuất xứ tại Malaysia và Indonesia, các Doanh nghiệp nuôi chim yến đã và đang đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng để tạo một môi trường lý tưởng để chim yến sinh sống và sản lượng nhập khẩu loại gỗ này có chiều hướng tăng trưởng tốt.

Vậy thủ tục nhập khẩu gỗ Meranti về Việt Nam cần những bước chuẩn bị như thế nào, sau bài viết này A.N.T Shipping hy vọng các Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu gỗ Meranti về Việt Nam.

SƠ LƯỢC VỀ GỖ MERANTI TRONG VIỆC LÀM NHÀ NUÔI YẾN TẠI VIỆT NAM

Loại gỗ Meranti này hiện nay đang được các Doanh nghiệp tin dùng trong việc làm nhà nuôi yến tại Việt Nam. Điểm mạnh của loại gỗ này đó chính là bề mặt gỗ nhẵn bóng, màu sáng bóng  tự nhiên, thớ gỗ dày, và đặc biệt có mùi hương rất nhẹ.

Gỗ Meranti có thời gian sử dụng khá bền, tối đa lên đến 20 năm, được xử lý làm khô trên công nghệ tiên tiến nên đảm bảo gỗ có chất lượng tốt, ( 8-12% độ ẩm được giữ lại trong gỗ)

Qua khảo sát thực tế cho thấy loại gỗ này hoàn toàn phù hợp với tập tính sinh sống của chim yến, việc lựa chọn gỗ Meranti làm thanh gỗ làm tổ cho chim yến là phương án chính xác, vừa tiết kiệm, vừa mang lại giá trị sử dụng cao.

KIỂM TRA GỖ MERANTI CÓ THUỘC DANH MỤC CITES HAY KHÔNG?

Việc đầu tiên trước khi các Doanh nghiệp muốn nhập bất kỳ loại gỗ nào thị trường Việt Nam, chúng ta cần phải kiểm tra việc nhập khẩu một loại gỗ bất khì nào đó có thuộc danh mục CITES hay không?

Chúng ta hiểu một cách đơn giản CITES là Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Để tra cứu mặt hàng của mình có thuộc danh mục CITES không chúng ta tham khảo thông tư Số: 04/2017/TT-BNNPTNT  ngày 24 tháng 02 năm 2017.

– Nếu mặt hàng thuộc nhóm 1 : Cấm xuất nhập khẩu

– Nếu mặt hàng thuộc nhóm 2 và 3 : Được phép xuất nhập khẩu nhưng phải xin giấy phép và có giấy chứng nhận CITES nộp kèm bộ hồ sơ

– Nếu mặt hàng không thuộc 3 nhóm trên thì nhập khẩu bình thường => Gỗ Meranti không nằm trong 3 nhóm trên, vậy có nghĩa là các Doanh nghiệp có thể nhập loại gỗ này một cách bình thường.

PHẢI KIỂM TRA HS CODE VÀ ĐẦY ĐỦ CÁC CHỨNG NHẬN LIÊN QUAN ĐẾN GỖ MERANTI

Mã HS code:

Khi nhập khẩu gỗ Meranti về Việt Nam sẽ được áp vào nhiều mã HS code khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo khi nhập khẩu. Các Doanh nghiệp có thể tham khảo một số nhóm mã HS của gỗ nhập khẩu như sau:

Biểu thuế nhập khẩu:

Hiện nay có rất nhiều loại gỗ nhập khẩu về Việt Nam và chúng được áp nhiều mã HS khác nhau và mỗi mã HS sẽ được áp một mức thuế riêng, bạn có thể tham khảo biểu thuế nhập khẩu của loại gỗ tần bì như sau:

  • Gỗ Meranti (Tên khoa học: Shorea SPP), là loại gỗ không nằm trong danh mục kiểm tra CITES nên chỉ cần thực hiện kiểm dịch thực vật theo đúng quy trình khi nhập khẩu về Việt Nam.
  • Mã Hs code của gỗ Meranti khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ là: 440725, thuế nhập khẩu 0%, VAT là 8%. (2023)

QUY TRÌNH KIỂM DỊCH THỰC VẬT KHI NHẬP KHẨU GỖ MERANTI

Khi nhập khẩu gỗ về Việt Nam, bạn sẽ cần phải thực hiện quy trình kiểm dịch thực vật trước khi thông quan cho lô hàng gỗ. Các bước quy trình kiểm định thực vật cụ thể như sau:

Bước 1: Tạo tài khoản cho doanh nghiệp trên hệ thống 1 cửa quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn/

Bước 2: Up hồ sơ kiểm dịch gồm: Giấy đăng ký theo form trên hệ thống, đính kèm phytosanitary, giấy phép kiểm dịch nếu có, bill, hợp đồng, invoice và packing list. Chờ sửa đổi bổ sung đến lúc đơn đăng ký được phê duyệt.

Bước 3: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ cứng để nộp:

– Hợp đồng thương mại (Sales Contract) / Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) / Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) / Vận đơn (Bill of Lading): 1 bản chụp

– Phytosanitary Certificate: 1 bản gốc

Bước 4: Lẫy mẫu tại cảng

– Đăng ký lấy mẫu tại cảng

– Chờ kết quả kiểm dịch up lên hệ thống và ra bản cứng kết quả kiểm dịch. Nộp kết quả kiểm dịch cho cơ quan hải quan và làm tiếp thủ tục thông quan hàng hóa.

CÁC CHỨNG TỪ CẦN ĐƯỢC CHUẨN BỊ KHI NHẬP KHẨU GỖ MERANTI VỀ VIỆT NAM

Khi nhập khẩu gỗ về Việt Nam, bạn cần chuẩn bị những chứng từ như sau:

  • Invoice, packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)
  • Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB
  • Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá Exwork
  • Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp)
  • Kết quả kiểm dịch thực vật.

TỔNG KẾT LẠI THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỖ MERANTI VỀ VIỆT NAM

Đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các Doanh nghiệp Việt Nam, hy vọng các Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu gỗ Meranti về Việt Nam là như thế nào. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho các Doanh nghiệp trong việc hạn chế những sai sót khi làm các giấy tờ quan trong khi nhập khẩu loại gỗ này.

Ngoài ra, A.N.T Shipping chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục nhập khẩu các loại gỗ trên thị trường với chi phí thấp nhất và tối ưu nhất. Chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ các Doanh nghiệp trong việc đứng ra đảm nhiệm làm thủ tục từ đó hạn chế được nhiều rủi ro cũng như tiết kiệm thời gian cho các Doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Aidan – Sales Executive

Cellphone: 0347 993 617

Email: sales1@antshipping.com.vn

Website: www.antshipping.com.vn

Fanpage: Cước vận chuyển quốc tế

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

CƯỚC VẬN CHUYỂN TỪ NHẬT BẢN VỀ VIỆT NAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *