Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng

Thiết bị máy móc đã qua sử dụng

1/ Căn cứ pháp lý:

Hiện tại, việc nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được chỉ định thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học Công nghệ.

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư này: Tuổi thiết bị máy móc không vượt quá 10 năm, doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng sản xuất năm 2004 là không đáp ứng điều kiện theo quy định tại điều này.

Tại Điều 13: Trường hợp tuổi thiết bị máy móc đã qua sử dụng vượt quá 10 năm nhưng doanh nghiệp cần vẫn cần phải nhập khẩu để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, căn cứ vào hồ sơ và kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành xem xét trường hợp và quyết định.

 2/ Hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng :

– Tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II đã được ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan phải khai tờ khai hàng hóa nhập khẩu và nộp 02 bản chính tờ khai theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV được ban hành kèm Thông tư này;

b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật về vận tải, vận chuyển (trừ hàng hoá nhập khẩu đi qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

d) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

đ) Giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp của chứng từ hoặc không quy định cụ thể phải nộp bản chính hay bản chụp chứng từ thì người khai hải quan được phép nộp bản chụp.

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá hàng hóa theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan 02 bản chính tờ khai (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện dựa theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

f) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

g) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp;

     ……..

3/ Cơ quan và trình tự thực hiện:

– Doanh nghiệp khai báo và Cơ quan Hải quan tiếp nhận kiểm tra quyết định thông quan theo quy định .

– Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan.

4/ Cách thức thực hiện:

– Các cá nhân, doanh nghiệp khai báo hải quan thông qua hệ thống thông quan điện tử trên chương trình Vnaccs/Vcis và thực hiện các bước theo chỉ định của hệ thống.

5/ Thuế :

– Thuế XNK theo biểu thuế XNK hiện hành.

– Thuế VAT theo Luật Thuế.  

6/ Phí, lệ phí :

– Lệ phí làm thủ tục Hải quan theo thông tư 274/2016/TT-BTC

7/ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Dựa theo Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *