Thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh về Việt Nam.

Xin quý cơ quan hải quan tư vấn cho chúng tôi câu hỏi về thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh từ nước ngoài về Việt Nam là như thế nào ? Vì tôi cũng đã tìm hiểu nhiều luật nhưng mỗi luật tôi nhận ra có sự chồng chéo và khó hiểu, làm cho doanh nghiệp của chúng tôi cũng như những doanh nghiệp khác cảm thấy có nhiều điều băn khoăn cần được giải đáp.

tongcuchaiquan.com.vn

Trả lời : Thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh thế nào, quy trình và các bước ?

Xin cảm ơn quý doanh nghiệp đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, nhưng khi đọc qua câu hỏi thì chúng tôi cảm thấy rất khó để trả lời, vì câu hỏi quá chung chung và nó không đi vào trọng tâm vấn đề.

Nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa ra câu trả lời thoả đáng bằng cách đưa ra ví dụ cụ thể về từng mặt hàng thịt đông lạnh mà doanh nghiệp đang muốn nhập khẩu, để từ đó đối chiếu sản phẩm của mình.

Tôi xin được phép đặt tên bài viết này là thủ tục nhập khẩu thịt heo ( chân giò heo ) đông lạnh từ Úc về Việt Nam.

Để nhập khẩu được mặt hàng thịt heo nói chung hay thịt bất kì của một loài động vật ( áp dụng cho động vật trên cạn ) đông lạnh từ bất kỳ từ quốc gia nào trên thế giới vào Việt Nam thì cũng sẽ trả qua các bước cơ bản sao đây:

Bước 1: Kiểm tra công ty xuất khẩu đã có đăng ký code xuất khẩu vào Việt Nam hay chưa ?

Ở đây doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm rõ thông tin là không phải sản phẩm động vật đông lạnh nào cũng được phép nhập khẩu vào Việt Nam đâu nhé, mà chúng ta có riêng một danh sách mã code đã cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài được bán các sản phẩm  động vật nhập khẩu vào Việt Nam.

tongcuchaiquan.com.vn

 Ở đây tôi cần làm rõ code xuất khẩu là gì để cho doanh nghiệp được hiểu rõ hơn, và con đường để xin code đó nó sẽ như thế nào ?  Code Xuất khẩu có nghĩa là công ty bán hàng ( đối tác xuất khẩu) đăng ký quy trình giết mổ, điều kiện nhà xưởng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho con người ( mỗi nước sẽ có 1 tiêu chuẩn khác nhau) họ sẽ đăng ký với cơ quan quản lý bên nước họ ( ví dụ như bộ nông nghiệp chẳng hạn, mỗi nước sẽ có một cơ quan quản lý riêng ở đây tôi chỉ là ví dụ) sẽ liên hệ với cơ quan bên đầu nhập Việt Nam ( cục Thú Y) thông qua con đường của bộ ngoại giao để 2 bên cùng nhau thông nhất quy trình cũng như là một số thoả thuận mà 2 bên cùng ký kết để đảm bảo sản phẩm bán vào Việt Nam đáp ứng được điều kiện vệ sinh nước nhập khẩu. Nếu đáp ứng được các điều khoản ấy thì Việt Nam ta sẽ chấp nhập cho doanh nghiệp nước bạn được phép xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật đó vào Việt Nam và quản lý bằng 1 mã code: ví dụ AQ123456 chẳng hạn.

Trên gốc độ bạn là doanh nghiệp thì nó đơn giản vậy, nhưng trên gốc độ của nhà quản lý thì nó là ở một góc độ khác ví dụ như mình bán sp của Vn mình vào nước họ, mà họ ko cho phép thì ngược lại khi họ bán sp của nước họ vào Việt Nam thì mình cũng cần xem xét cán cân thương mại giữa 2 bên như thế nào để còn cho phép, rồi còn sản phẩm đó có tốt, đảm bảo với người tiêu dùng hay không ? khi sản phẩm đó bán vào Vn rồi thì giá cả có làm cho các nhà sản xuất trong nước mất tính cạnh tranh hay không ??? rất nhiều thứ để phải lo.

Bước 2: sau khi kiểm tra code thì sẽ có 2 con đường bạn lựa chọn, 1 là CÓ và 2 là KHÔNG

Nếu có code thì bạn sẽ được phép nhập khẩu và chuyển sản bước thứ 3 kế tiếp mà chúng tôi chuẩn bị chia sẻ sau đây. Nhưng đối với bạn là doanh nghiệp mới bạn cần chú ý chỗ này ( Kinh Nghiệm chia sẽ ) bạn liên hệ với đối tác nước ngoài thì sẽ có 2 dạng, 1 là thương mại ( Trading company ) ơr  là nhà máy luôn ( Factory ) mà code thì sẽ được cấp là cho Factory chứ không có cấp cho thương mại, nên khi hỏi đối tác thì cần hỏi rõ là chúng tôi cần code của nhà máy, đừng sợ họ giấu bạn vì các công ty thương mại họ sẽ vẫn nói cho bạn code của nhà máy luôn.( bạn sẽ không liên hệ được nhà máy trực tiếp để mà mua đâu) vì mỗi nước có một tập quán kinh doanh khách nhau, nhà sản xuất sẽ tập trung sản xuất còn thương mại sẽ bán hàng của nhà sản xuất và đó là một quy trình  khó mà phá vỡ của các nước Châu Âu hay Mỹ, Úc, Nhật, Hàn… không giống như lối kinh doanh củaViệt Nam, China có câu MUA GỐC BÁN NGỌN !!!

tongcuchaiquan.com.vn

Bước 3: xin phép kiểm dịch của cục Thú Y (ở bước 3 này thì áp dụng cho các doanh có code nhé).

Để xin phép kiểm dịch nhập khẩu cho công ty của bạn tại cục thú y thì bạn cần chuẩn bị các chúng từ sau đây :

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Form mẫu Healthy Certificate
  • Mẫu đơn xin phép kiểm dịch ( mẫu theo thông tư Số: 25/2016/TT-BNNPTNT )

Tất cả hồ sơ sẽ được làm qua cổng thông tin một cửa ( truyền hồ sơ điện tử ) tính tới thời điểm hiện tại thì lỗi trên hệ thống vẫn còn nhiều nhưng cơ bản là đã khắc phục tạm ổn, trong trường hợp bạn bị lỗi hồ sơ điện tử thì có thể gửi hồ sơ giấy về địa chỉ bên dưới :

Cục Thú Y – Bộ Nông nghiệp và PTNT – số 15/78 đường Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội ( gần bệnh viện Bạch Mai ).

Trong thời gian là 3 đến 5 ngày làm việc thì cục sẽ trả lời cho doanh nghiệp cũng như là giấy phép được phép nhập khẩu cần chú ý những điểm nào trên giấy phép.

(Chia sẽ) doanh nghiệp khi nhận được giấy phép kiểm dịch của cục thú ý rồi thì cần đọc thật rõ các điều kiện về kiểm dịch trên tờ giấy phép và yêu cầu đối tác xuất khẩu kiểm dịch đúng với các thông tin mà cục thú y Việt Nam yêu cầu, những yêu cầu đó sẽ được thể hiện trên mẫu healthy certificate khi bạn đăng ký kiểm dịch tại cảng.

Bước 4 : Tự Tin ký kết hợp đồng Và Cho hàng về cảng để tiến hành làm thủ tục Hải quan + Kiểm Dịch.

Sau khi bạn đã có được giấy phép kiểm dịch của cục thú y trong tay rồi thì bạn cho hàng về cảng để tiến hành kiểm dịch cũng như là thông quan hàng hoá ( giấy phép kiểm dịch sẽ có giá trị trong 3 tháng) nếu hết thời gian trên giấy phép thì bạn cũng có quyền xin lại và cục cũng sẽ cấp phép lại.

Về số lượng mà doanh nghiệp cần nhập khẩu thì doanh nghiệp sẽ tính toán được lượng nhập khẩu trong 3 tháng đó là bao nhiêu thì DN sẽ xin phép lớn hơn số lượng đó 1 ít để đảm bảo hàng không bị thiếu ( thà dư ít còn hơn thiếu 1 ít )

(Chia sẻ) Hiện này nếu doanh nghiệp chưa rành về dịch vụ thì có thể thuê 1 dịch vụ làm tư vấn và hỗ trợ thủ tục cho bên quý doanh nghiệp, như vậy sẽ đảm bảo tính nhanh – gọn – tiết kiệm thời gian. Chi phí cho mỗi lần xin phép nhập khẩu là 3 triệu/ tờ giấy phép.

Bước 5 : Hàng về cảng và tiến hành kiểm dịch thực tế + làm hải quan để thông quan Hàng Hoá.

Khi doanh nghiệp nhận được thông báo hàng đến thông báo tình trạng lô hàng của mình từ hãng tàu thì đồng thời bạn cũng nên làm 1 bộ hồ sơ để đăng ký kiểm dịch tại cảng.

tongcuchaiquan.com.vn

Hồ sơ Thú Y bào gồm:

  • Đơn xin đăng ký kiểm dịch tại cảng
  • Invoice
  • Packing list
  • Healthy Certificate ( rất quan trọng)

Hồ sơ sẽ được nộp về địa chỉ 124 Phạm Thế Hiển, Phường 2, Quận 8, Tp Hcm, nếu như lô hàng của bạn nhập khẩu về cảng cát lái.

Sau khi đăng ký tại Quận 8 thì doanh nghiệp bạn sẽ lấy số DT nhân viên kiểm dịch tại cảng và tiến hành hạ containers để lấy mẫu thực tế đem về xét nghiệm theo đúng với luật thú y Việt Nam.

Trong thời gian 3-5 ngày làm việc bên cục sẽ ra thông báo kết quả đạt hay không đạt về vật phẩm nhập khẩu. Nếu đạt thì sẽ có chứng thư được cấp bởi cục Thú Y và doanh nghiệp chỉ cần mang bản chính đển nộp cho Hải Quan thì lô hàng của quý doanh nghiệp sẽ thông quan và được phép kéo hàng về kho và bán ra thị trường.

Nếu mẫu vật của Dn không đạt kết quả theo luật Thú y thì sẽ được test lại lần 2, trường hợp xấu nhất sẽ bị tái xuất trả về nước xuất khẩu.

tongcuchaiquan.com.vn

Hồ Sơ Hải Quan bao gồm :

  • Tờ khai hải quan điện tử
  • Invoice
  • Packing list
  • C.o form….( nếu có)
  • Bill Of  Lading
  • Đơn Đăng ký kiểm dịch.

(Chia sẻ) ở bài này chúng tôi xin gửi đến quý công ty một vài mã hs code, thuế NK, thuế VAT cho hàng nhập khẩu thuộc về các động vật và các sản phẩm động vật được phép nhập khẩu vào Vn

Tên sản phẩmHs codeThuế Nhập KhẩuThuế VAT
Thịt thuộc sản phẩm của trâu hay bò02023000 Áp dụng cho thịt lọc không xương14%0%
Thịt Heo02031200 áp dụng cho thịt mông, đùi, thịt vai..10%0%
Thịt heo02032900 áp dụng cho loại khác10%0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *