1/ Căn cứ pháp lý:
1/ Mặt hàng đá ốp lát: Khi xuất khẩu phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Phụ lục I về danh mục, tiêu chuẩn và điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Thông số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng.
2/ Giấy tờ về khoáng sản: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng.
- Hồ sơ xuất khẩu hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan.
- Kết quả thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu cơ, lý, hoá của khoáng sản phù hợp với các quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này phải được các phòng thí nghiệm LAS-XD hoặc tương đương trở lên xác nhận (trừ đá ốp lát, đá phiến lợp, phiến cháy).
- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản như sau:
a) Đối với doanh nghiệp tự khai thác và chế biến khoáng sản hoặc được ủy quyền khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác khoáng sản và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản. Trường hợp, đơn vị khai thác khoáng sản chưa có nhà máy chế biến phải bổ sung giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến của đơn vị đã được thuê chế biến khoáng sản và hợp đồng thuê chế biến khoáng sản.
b) Đối với doanh nghiệp mua khoáng sản để chế biến xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán.
c) Đối với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán, bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán.
d) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
2/ Hồ sơ hải quan đối với đá ốp lát:
– Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II đã được ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan phải khai tờ khai hàng hóa xuất khẩu và nộp 02 bản chính tờ khai theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV được ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
c) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
d) Giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp của chứng từ hoặc không quy định cụ thể phải nộp bản chính hay bản chụp chứng từ thì người khai hải quan được phép nộp bản chụp.
đ) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
e) Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp;
……..
3/ Cơ quan và trình tự thực hiện:
– Doanh nghiệp khai báo và Cơ quan Hải quan tiếp nhận kiểm tra quyết định thông quan theo quy định .
– Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan.
4/ Cách thức thực hiện:
– Các cá nhân, doanh nghiệp khai báo hải quan thông qua hệ thống thông quan điện tử trên chương trình Vnaccs/Vcis và thực hiện các bước theo chỉ định của hệ thống.
5/ Thuế :
– Thuế XNK theo biểu thuế XNK hiện hành.
– Thuế VAT theo Luật Thuế.
6/ Phí, lệ phí :
– Lệ phí làm thủ tục Hải quan theo thông tư 274/2016/TT-BTC
7/ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Dựa theo Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.